Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Tứ Bất Hoại Tịnh

là bốn pháp tu tập giúp cho thân tâm thanh tịnh, là bốn đối tượng gương hạnh thanh tịnh của Đạo Phật. Tứ Bất Hoại Tịnh có nghĩa là bốn pháp tu tập giúp cho thân tâm thanh tịnh, tức là sự giải thoát của đạo Phật.

Sự giải thoát của đạo Phật có nghĩa là tâm ly dục ly ác pháp, có nghĩa là tâm không làm khổ mình khổ người. Không làm khổ mình khổ người là đạo đức nhân bản - nhân quả của đạo Phật, một đạo đức tuyệt vời biến cảnh thế gian này thành cảnh Cực Lạc, Thiên Đàng.

Tứ Bất Hoại Tịnh chính là pháp môn niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới của Phật giáo Nguyên Thủy.

1/ Niệm Phật là sống như Phật, chứ không phải niệm danh hiệu Phật.

2/ Niệm Pháp là sống đúng như pháp, tu tập đúng như pháp, chứ không phải tụng kinh.

3/ Niệm Tăng là sống hòa hợp như chúng Tăng, không chống trái nhau, chứ không phải trai tăng cúng dường lạy lễ các vị Tăng để cầu phước báu.

4/ Niệm Giới là sống đúng Phạm hạnh, không hề vi phạm một giới luật nào và không phạm một lỗi nhỏ nhặt nào, chứ không phải hằng tháng vào ngày 30 và ngày rằm cùng nhau tụng giới.

Nếu quyết tâm tu hành tìm cầu sự giải thoát của đạo Phật thì chỉ cần tu Tứ Bất Hoại Tịnh cũng đã thành tựu viên mãn con đường tu tập, có nghĩa là sẽ làm chủ bốn sự khổ đau của kiếp người: sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.

Đó là những đối tượng lấy thân, thọ, tâm và pháp của quý vị giữ gìn tu tập, sống đúng đời sống giải thoát khiến cho thân tâm quý vị thanh tịnh. Niệm Tứ Bất Họai Tịnh tức là sự tư duy Phật, Pháp, Tăng và Giới để chúng ta thấu triệt Phật, Pháp, Tăng và Giới hàm nghĩa giải thoát như thế nào, để chúng ta noi theo đó mà thực hiện sống và tu tập đúng như Phật, như Pháp, như chúng Thánh Tăng và như Giới luật đã dạy.

Bài pháp Tứ Bất Họai Tịnh này được tu học và rèn luyện trên lớp Chánh Kiến, nên phải dùng nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn mà tu tập.